Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Posted by Unknown | File under :

Rối loạn mãn kinh - Mãn kinh sinh lý tức là giai đoạn quá độ từ khi buồng trứng giảm tiết đến ngừng hẳn hoạt đọng bài tiết, về lâm sàng nghĩa là ngừng hẳn hiện tượng kinh nguyệt.

Những biến đổi sinh lý khi về già

Khó mà ấn định chính xác được khoảng thời gian bắt đầu tuổi mãn kinh ở phụ nữ, mà chỉ có thể nói được là thường xảy ra ở tuổi 45-50, ở tuổi này, người phụ nữ bắt đầu thấy có các biểu hiện thay đổi, thường nhận thấy sớm và rõ nhất là các rối loạn về kinh nguyệt, sau đó là các biểu hiện khác như “bốc hỏa”, loãng xương, thay đổi về mặt tâm thần, các biểu hiện về tim mạch, chuyển hóa mỡ, các thay đổi về cơ quan sinh dục...

1. Các thay đổi về kinh nguyệt: Sự thay đổi về kinh nguyệt là biểu hiện rõ ràng đầu tiên của tuổi mãn kinh. Chu kỳ lúc đầu có thể ngắn lại, thường là tới một tuần, vì phóng noãn và sự tiết chế progesteron bị ngừng. Sự chảy máu có thể ít về khối lượng nhưng thường kéo dài hơn, nhiều hơn hay không đều. Sau một thời gian kinh không đều, dài hay ngắn đôi khi có giai đoạn vô kinh nhiều tháng, kinh nguyệt ngừng hoàn toàn. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt ngừng đột ngột mà không có giai đoạn không đều đi trước.Sự ngừng kinh nguyệt hoàn toàn đánh dấu sự xuất hiện thời kỳ mãn kinh.

 2. Bốc hỏa: Bốc hỏa là triệu trứng chủ yếu và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Bốc hỏa có thể báo trước " sự mãn kinh" trước nhiều tháng hoặc nhiều năm. Cơn bốc hỏa như thấy cảm giác nóng mặt đột ngột, sự nóng có đó có kéo dài vài giây đến một vài phút. Sự nóng đó được chuyển dần từ mặt đến cổ, ngực kèm theo lo âu, mach nhanh và khó chịu. Xuất hiện ở ngoài da những vùng đỏ và cuối cùng bệnh nhân thường vã mồ hôi sau cơn bốc hỏa. Cơn bốc hỏa có thể có thể xuất hiện cả ban đêm, nó được mổ tả như "đổ mồ hôi trộm". Do xuất hiện vào ban đêm nên xó thể phân biệt với bốc hỏa do xúc động. Đối với đa số phụ nữ bị bốc hỏa, dùng oestrogen có thể làm hết triệu chứng đó.
 
3. Loãng xương: Khi quá tuổi 50 cả nam và nữ đều mất khối chất khoáng của xương. Tuy nhiên phụ nữ mất khối xương với tốc độ lớn hơn, Nó làm xương mất trong, nhất là cột sống và xương chậu. Sự bốc hỏa, sự teo tét bộ phận sinh dục và loãng xương... là hậu qủa của suy chức năng buồng trứng, trong số hậu quả đó thì loãng xương làm nguy hại lớn nhất cho sức khỏe phụ nữ. Trong loãng xương cột sống và tiểu khung thường hay bị, các xương dài thường bị ít hơn, hộp sọ hầu như không bao giờ bị. Triệu chứng thường gặp nhất là đau lưng mãn tính, mặc dù trong một vài trường hợp bệnh nhân có thể gẫy đốt sống mà không có triệu chứng gì đáng kể. Còng lưng và gù lưng là những biểu hiện khách quan khác của loãng xương.
 
4. Tâm thần: Một số phụ nữ không thể chấp nhận sự mất kinh sớm, mất đi đặc quyền của người mẹ, giảm sự quyến rũ và bản tính phụ nữ của họ, từ đó sinh ra các rối loạn tâm thần va tính cách khác nhau. Những triệu trứng hay được kể đến nhất gồm có sự bực dọc, lo âu, dễ nổi nóng, trầm cảm, mất ngủ và mệt mỏi. Sự bực dọc dẫn đến bị triệu chứng dễ bị kích thích quá mức cũng như sự băn khoăn về cả tâm thần và thân thể. Phụ nữ ở độ tuổi này bất chợt nhận ra là mình đã tới bước ngoặt của cuộc đời nên dễ nổi nóng, hay sợ hãi lo lắng về tuổi và về bản thân do đó dẫn đến thiếu kkhả năng quyết đoán, lãnh đạm thờ ơ, mất phản ứng cảm xúc. Cộng thêm với những biểu hiện tâm lý này, họ còn hay phàn nàn và luôn không được cảm thấy vừa lòng đồng thời mất khả năng cảm nhận và hành động như trước kia. Phụ nữ giai đoạn này rất cần được sự quan tâm, chia sẻ của những người thân yêu trong gia đình, đồng nghiệp để giúp họ trải qua giai đoạn
 
5. Xơ cứng động mạch và chuyển hóa mỡ Tỷ lệ xơ cứng động mạch trước 40 tuổi rất thấp ở phụ nữ so với nam giới. Trong tuổi 50 tỷ lệ bệnh mạch vành và bệnh tim ở nam giới lớn hơn ở nữ, nhưng các bệnh này lại tăng lên ở nữ trong những năm sau mãn kinh. Một vài nghiên cứu cho thấy huyết tương của phụ nữ trể tuổi có mức cholesterol và tỷ lệcholesterol trên photpholipit thấp hơn so với nam giới trẻ tuổi, trong khi đến sau khi mãn kinh thì tỷ lệ này có xu hướng trở thành giống nhau.
 
6. Thay đổi về chức phận sinh dục và cơ quan sinh dục (KL): Tuổi mãn kinh ở loài người là một hiện tượng không thể tránh khỏi. Sự thử thách lâm sàng này thường được cả bệnh nhân, thầy thuốc và cả gia đình chấp nhận như nhưng chờ đợi bình thường của người phụ nữ 50 tuổi. Hội chứng mãn kinh thường được điều trị bằng cách an ủi rằng tất cả rồi sẽ qua đi cùng với thời gian. Cần phải giải quyết sự chăm sóc sức khỏe của phụ nữ gìa với sự hiểu biết, lạc quan, tình thương và lòng tin cậy, tin vào khả năng điều trị có hiệu quả và an toàn. Nhưng chắc chắn không phải tất cả các vấn đề mà phụ nữ sau mãn kinh thường gặp và tin vào sự hiểu biết của thầy thuốc về các nguy hại, chống chỉ định và các sự lựa chọn các chế độ điều trị đề ra. Duy trì chất lượng cuộc sống quan trọng hơn là duy trì cuộc sống đơn thuần. Giúp cho họ có một cuộc sống vui tươi và có ích.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét